Các ngày lễ tết theo phong tục của người Đài Loan

Tết xuân (mồng 1 tháng 1 đến ngày rằm tháng 1 âm lịch)

Tết xuân được tính theo âm lịch  và là ngày Tết truyền thống chào năm mới được coi trọng nhất của người Đài Loan. Vào dịp trước Tết mọi nhà đều dọn dẹp trang hoàng nhà cửa, mua sắm hàng Tết để đón năm mới. Ngày nghỉ tết thường bắt đầu từ ngày 30 (ngày Trừ tịch). Ngày này, mọi người ai cũng về nhà để cùng gia đình ăn chung bữa cơm tối, tượng trưng cho sự đoàn viên gia đình. Sau bữa tối, mọi người tiếp tục cùng nhau các hoạt động vui chơi trong gia đình cho đến nửa đêm để “Đón giao thừa”, tặng cho nhau những phong bao đỏ (lì xì), cầu chúc cho nhau những lời chúc tốt đẹp nhất, để biểu tượng sự tốt lành, may mắn trong năm mới. Ngày mùng 1 tết đầu năm, mọi người thăm viếng chúc mừng năm mới, đi lễ chùa đầu năm. Ngày mùng 2 tết có tục lệ “về nhà mẹ đẻ”, các cô gái đã có chồng sẽ đưa gia đình về nhà thăm bố mẹ vui vầy cùng cả nhà. Ngày mùng 4 tết là ngàu các vị thần xuống hạ giới, nhà nhà, người người đều lễ bái, cầu thần ban phúc. Ngày mùng 5 tết là ngày khôi phục lại mọi nếp sống thường ngày, các cửa hàng cửa hiệu bắt đầu mở cửa trở lại.

Các món ăn tiêu biểu trong dịp Tết: củ cải trắng thể hiện cho “Điềm may mắn”, cá thể hiện “cả năm dư dả”, canh rau cải (cải sống lâu) thể hiện “Trường thọ”, bánh tổ thể  hiện“Thăng tiến”.

Tết Nguyên tiêu (ngày rằm tháng giêng âm lịch)

Ngày 15 tháng 1 âm lịch hàng năm được gọi là ngày Tết Nguyên tiêu hoặc Đăng tiêu, cũng là ngày cuối cùng của Tết xuân. Vào ngày này mọi nhà đều làm bánh nguyên tiêu, sau khi cúng tế tổ tiên, cả nhà ăn bánh thể hiện sự đoàn viên hạnh phúc.
Rất nhiều các đền miếu chùa chiền ở khắp Đài Loan vào ngày này tổ chức đêm hội hoa đăng.
Tết Đoan ngọ (mồng 5 tháng 5 âm lịch)

Vào ngày tết Đoan ngọ, mọi người đều treo trước cửa nhà mình một bó cỏ xương bồ và cây ngải cứu, còn đeo bên mình một chiếc túi thơm để được bình an. Đúng 12 giờ trưa, có tập tục “Quả trứng dựng đứng”, các nơi tổ chức cuộc đua “Chèo thuyền rồng” vô cùng náo nhiệt. Món ăn tiêu biểu: bánh ú.
 Tết Trung nguyên (ngày rằm tháng 7 âm lịch)

Theo truyền thuyết, tháng 7 âm lịch hàng năm là tháng của Quỷ. Cửa lớn ngăn giữa thế giới của Quỷ và thế giới của người sẽ được mở ra vào tháng này. Vào ngày Tết Trung nguyên, hầu hết các công ty, gia đình, cửa hàng đều đem rất nhiều đồ ăn phòng phú ra để cúng hồn quỷ. Rất nhiều các đên thờ miếu mạo cũng tổ chức những nghi thức phổ độ chúng sinh, cúng bái thần và cô hồn, cầu nguyện bình an.
Tết Trung thu (ngày rằm tháng 8 âm lịch)

Ngày 15 tháng 8 âm lịch tương truyền là ngày sinh của Thần mặt trăng và mặt trăng sẽ đẹp nhất, sáng nhất trong năm. Vào dịp tết Trung thu, tất cả các thành viên trong gia đình tụ họp đoàn viên, vừa ăn bánh trung thu, ăn bưởi vừa ngắm trăng. Ngoài ra, vào ngày này, người Đài Loan thường hay tổ chức tiệc ngoài trời tại nhà, ngoài công viên hay đi dã ngoại trên núi, ngoài biển... không khí rất sôi động. Theo quan niệm của người Đài Loan “Ăn bánh trung thu” có ý nghĩa đoàn tụ tốt đẹp, “Ăn bưởi” có ý nghĩa ông trăng phù hộ cho mình.
Previous
Next Post »

Link