HIẾN PHÁP ĐÀI LOAN



HIẾN PHÁP ĐÀI LOAN


(Thông qua ngày 25 tháng 12 năm 1946 tại thủ đô Nam Kinh, Trung Hoa; sửa đổi năm 1991, 1992, 1994, 1997, 1999, 2000 và 2005)


LỜI MỞ ĐẦU


Quốc hội của Cộng hòa Trung Hoa, nhận ủy quyền từ toàn thể công dân, phù hợp với lời dạy của Bác sỹ Tôn Trung Sơn để lại khi thành lập Cộng hòa Trung Hoa, và để củng cố quyền lực Nhà nước, bảo vệ các quyền của nhân dân, bảo đảm bình an xã hội và thúc đẩy phúc lợi của nhân dân, theo đây thông qua bản Hiến pháp này, được ban hành trên toàn quốc để tất cả mọi ngươi tuân thủ một cách trung thành và vĩnh viễn.


CHƯƠNG I: NHỮNG QUY ĐỊNH CHUNG


Điều 1:


Cộng hòa Trung Hoa, được thành lập dựa trên nguyên tắc Tam dân, là một nền cộng hòa dân chủ của nhân dân, cai trị bởi nhân dân và vì nhân dân.


Điều 2:


Chủ quyền của Cộng hòa Trung Hoa thuộc về toàn dân.


Điều 3:


Người có quốc tịch Cộng hòa Trung Hoa là công dân của Cộng hòa Trung Hoa.


Điều 4:


Lãnh thổ của Cộng hòa Trung Hoa theo ranh giới quốc gia hiện tại không bị thay đổi ngoại trừ bằng một nghị quyết của Quốc hội.


Điều 5:


Các nhóm chủng tộc khác nhau tại Cộng hòa Trung Hoa là hoàn toàn bình đẳng.


Điều 6:


Quốc kỳ của Cộng hòa Trung Hoa có nền đỏ, ở góc trên bên trái có nền trời màu xanh và mặt trời màu trắng.


Chương II: QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI DÂN


Điều 7:


Tất cả các công dân của Cộng hòa Trung Hoa, không phân biệt giới tính, tôn giáo, nguồn gốc dân tộc, giai cấp, hoặc đảng phái, đều bình đẳng trước pháp luật.


Điều 8:


(1) Tự do cá nhân của người dân được đảm bảo. Trừ trường hợp phạm tội quả tang theo luật định, không người nào bị bắt hoặc giam giữ ngoài một cơ quan tư pháp hoặc công an theo thủ tục luật định. Không người nào bị xét xử hoặc trừng phạt ngoài bởi một tòa án phù hợp với các thủ tục luật định. Có thể phản đối lại bất kỳ việc bắt, giam giữ, xét xử hoặc trừng phạt không phù hợp với thủ tục luật định.


(2) Khi một người bị bắt hoặc giam giữ vì nghi ngờ đã phạm một tội, các cơ quan thực hiện việc bắt giữ hoặc tạm giam phải thông báo bằng văn bản cho người đó, người thân thích hoặc bạn bè của người đó về các căn cứ để bắt giữ hay giam, trong vòng 24 giờ sau khi bị bắt phải chuyển người đó đến trước một tòa án có thẩm quyền để xét xử. Người đó, hoặc bất kỳ người nào khác, có thể khiêu nại đòi tòa án có thẩm quyền ban hành một lệnh trong vòng 24 giờ đối với cơ quan bắt để đưa người đó ra trước tòa án.


(3) Tòa án không được từ chối đơn yêu cầu nêu tại khoản trên, cũng không chỉ đạo cho cơ quan liên quan thực hiện điều tra và nộp báo cáo. Cơ quan liên quan không được từ chối thực hiện hoặc chậm trễ trong việc tuân thủ lệnh của tòa án về việc đưa người đó ra trước tòa.


(4) Khi một người bị bắt hoặc giam giữ bất hợp pháp bởi bất kỳ cơ quan nào, người đó hoặc bất kỳ người nào khác có thể đệ đơn lên toà án yêu cầu điều tra. Toà án sẽ không từ chối yêu cầu như vậy và trong thời hạn 24 giờ sẽ điều tra cơ quan liên quan và giải quyết các vấn đề theo luật định.


Điều 9:


Ngoại trừ những người đang phục vụ trong quân đội, không có ai bị xét xử bởi tòa án quân sự.


Điều 10:


Người dân có quyền tự do cư trú và thay đổi nơi cư trú.


Điều 11:


Người dân có quyền tự do ngôn luận, giảng dạy, viết và xuất bản.


Điều 12:


Người dân có quyền bí mật thư tín.


Điều 13:


Người dân có quyền tự do tín ngưỡng và tôn giáo.


Điều 14:


Người dân có quyền tự do hội họp và lập hội.


Điều 15:


Quyền sống, quyền làm việc và quyền sở hữu tài sản của người dân được đảm bảo.


Điều 16:


Người dân có quyền trình bày kiến nghị, quyền khiếu nại và khởi kiện theo pháp luật tố tụng.


Điều 17:


Người dân có quyền bầu cử, nhắc nhở, nêu sáng kiến và trưng cầu dân ý.


Điều 18:


Người dân có quyền tham gia thi tuyển công chức và giữ các vị trí trong bộ máy công quyền.


Điều 19:


Người dân có nghĩa vụ nộp thuế theo quy định của pháp luật.


Điều 20:


Người dân thực thi nghĩa vụ quân sự theo quy định của pháp luật.


Điều 21:


Người dân có quyền và nghĩa vụ tham gia giáo dục tiểu học.


Điều 22:


Tất cả các quyền và tự do khác của người dân không làm phương hại đến trật tự xã hội hay phúc lợi công cộng được Hiến pháp bảo đảm.


Điều 23:


Tất cả các quyền và tự do được liệt kê trong các điều khoản trước không bị giới hạn bởi pháp luật trừ khi cần thiết để ngăn ngừa xâm phạm các quyền tự do của người khác, để ngăn chặn một mối nguy hiểm sắp xảy ra, để duy trì trật tự xã hội hoặc để thúc đẩy phúc lợi công cộng.


Điều 24:


Bất kỳ công chức nào, vi phạm pháp luật, xâm phạm quyền hay tự do của bất kỳ người nào, ngoài việc chịu hình phạt kỷ luật theo luật định, sẽ phải chịu trách nhiệm theo luật hình sự và dân sự. Các nạn nhân có thể yêu cầu bồi thường thiệt hại từ phía Nhà nước đối với các tổn hại theo quy định của pháp luật.


CHƯƠNG III: QUỐC HỘI (tất cả điều luậ̀t của chương III hiện giờ không còn hiệu lực vì do sửa đổi hiến pháp, thông qua dự luật chuyển giao tất cả quyền hạn cho Viện Lập pháp)


Điều 25:


Quốc hội, phù hợp với các quy định của Hiến pháp này, thực thi quyền lực chính trị đại diện cho toàn dân.


Điều 26:


Quốc hội gồm có các đại biểu sau đây:


1. Một đại biểu được bầu từ mỗi huyện, quận hoặc khu vực tương đương. Trong trường hợp dân số của khu vực bầu cử vượt quá 500.000 người, sẽ thêm một đại biểu được bầu cho mỗi 500.000 người dân. Việc bầu cử đại biểu đại diện cho các khu vực tương đương huyện hoặc quận được luật quy định.


2. Các đại biểu đại diện cho Mông Cổ được bầu trên cơ sở bốn người cho mỗi khối và một người cho mỗi khu vực đặc biệt.


3. Số lượng đại biểu được bầu cho Tây Tạng sẽ theo như luật định.


4. Số lượng đại biểu được bầu bởi các dân tộc ở các vùng biên giới sẽ theo như luật định.


5. Số lượng đại biểu được bầu của công dân Trung Hoa cư trú ở nước ngoài sẽ theo như luật định.


6. Số lượng đại biểu được bầu của các nhóm nghề nghiệp sẽ theo như luật định.


7. Số lượng đại biểu được bầu của các tổ chức phụ nữ sẽ theo như luật định.


Điều 27:


(1) Các chức năng của Quốc hội gồm:


- 1. Bầu Tổng thống và Phó Tổng Thống;


- 2. Triệu hồi Tổng thống và Phó Tổng Thống;


- 3. Sửa đổi Hiến pháp;


- 4. Bỏ phiếu về việc các đề xuất sửa đổi Hiến pháp do Viện Lập pháp đệ trình theo phương thức trưng cầu dân ý.


(2) Đối với quyền sáng kiến và trưng cầu dân ý, trừ trường hợp được quy định tại các mục 3 và 4 của khoản trên đây, Quốc hội sẽ thông qua quyết định liên quan và quy định chúng có hiệu lực sau khi một nửa số huyện và quận cả nước đã thực thi hai quyền chính trị này.


Điều 28:


(1) Một cuộc bầu cử các đại biểu Quốc hội mới sẽ được tổ chức định kỳ 6 năm.


(2) Nhiệm kỳ của đại biểu Quốc hội sẽ chấm dứt vào ngày Quốc hội tiếp theo triệu tập.


(3) Không có quan chức chính phủ đương nhiệm nào có thể được bầu làm đại biểu Quốc hội đại diện cho khu vực bầu cử mà người đó đang giữ chức. Điều 29:


Quốc hội phải được triệu tập bởi Tổng thống 90 ngày trước ngày hết hạn nhiệm kỳ Tổng thống.


Điều 30:


(1) Kỳ họp bất thường của Quốc hội được triệu tập vào bất kỳ một trong các trường hợp sau đây:


- 1. Khi theo quy định tại Điều 49, một Tổng thống mới và một Phó Tổng thống mới được bầu.


- 2. Khi theo nghị quyết của Viện Giám sát, việc luận tội Tổng thống hoặc Phó Tổng thống được đề xuất.


- 3. Khi theo nghị quyết của Viện Lập pháp, một sửa đổi Hiến pháp được đề xuất. 4. Khi hơn 2/5 đại biểu yêu cầu Quốc hội họp bất thường.


(2) Khi phiên họp bất thường của Quốc diễn ra theo quy định tại khoản 1 hoặc khoản 2 khoản trên, Chủ tịch Viện Lập pháp ban hành thông báo triệu tập; khi diễn ra theo quy định tại khoản 3 hoặc khoản 4, thì do Tổng thống nước Cộng hoà triệu tập.


Điều 31:


Quốc hội sẽ họp tại địa điểm của Chính quyền Trung ương.


Điều 32:


Không có đại biểu Quốc hội nào phải chịu trách nhiệm bên ngoài Quốc hội về ý kiến bày tỏ hoặc phiếu bầu tại các cuộc họp.


Điều 33:


Khi Quốc hội trong thời gian họp, không có đại biểu Quốc hội nào có thể bị bắt hoặc bị giam giữ mà không được phép của Quốc hội, ngoại trừ trường hợp bắt khẩn cấp.


Điều 34:


Việc tổ chức Quốc hội, bầu cử và triệu hồi đại biểu Quốc hội, thủ tục thực thi các chức năng của Quốc hội theo quy định của pháp luật.


CHƯƠNG IV: TỔNG THỐNG


Điều 35:


Tổng thống là nguyên thủ quốc gia và đại diện Cộng hòa Trung Hoa trong quan hệ với nước ngoài.


Điều 36:


Tổng thống là chỉ huy tối cao của các lực lượng lục quân, hải quân và không quân trên toàn quốc.


Điều 37:


Tổng thống, theo quy định của pháp luật, ban hành luật và có thẩm quyền ban hành với sự tiếp ký của Viện trưởng Viện Hành chính hoặc với sự tiếp ký của cả cả Viện trưởng Viện Hành chính và các Bộ trưởng hoặc Chủ tịch uỷ ban liên quan.


Điều 38:


Tổng thống, phù hợp với các quy định của Hiến pháp, thực thi quyền ký kết các điều ước quốc tế, tuyên bố chiến tranh và đàm phán hòa bình.


Điều 39:


Tổng thống, theo quy định của pháp luật, có thể tuyên bố thiết quân luật với sự chấp thuận của, hoặc phải được xác nhận bởi, Viện Lập pháp. Khi Viện Lập pháp xét thấy cần thiết, có thể, bằng một nghị quyết chính thức, yêu cầu Tổng thống tuyên bố thiết quân luật.


Điều 40:


Tổng thống, theo quy định của pháp luật, thực hiện quyền ân xá, ân giảm, giảm thời hạn hình phạt và khôi phục các quyền dân sự.


Điều 41:


Tổng thống, theo quy định của pháp luật, bổ nhiệm, miễn nhiệm cán bộ dân sự và quân sự.


Điều 42:


Tổng thống, theo quy định của pháp luật, có thẩm quyền trao các danh hiệu và tước vị.


Điều 43:


Trong trường hợp thiên tai, dịch bệnh, một cuộc khủng hoảng tài chính hoặc kinh tế quốc gia cần hành động khẩn cấp, Tổng thống, trong thời gian Viện Lập pháp không họp, có thể, bằng một nghị quyết của Hội đồng Viện Hành chính và theo quy định của Luật Sắc lệnh Khẩn cấp, ban hành lệnh khẩn cấp nêu các biện pháp cần thiết để đối phó với hiện trạng. Trong vòng một tháng sau khi ban hành, lệnh như vậy được gửi đến Viện Lập pháp để được chấp thuận. Trong trường hợp Viện Lập pháp không cấp thuận, các lệnh đó ngay lập tức sẽ trở thành vô hiệu.


Điều 44:


Trong trường hợp tranh chấp, liên quan đến hai hoặc nhiều Viện, ngoài các vấn đề đã được quy định trong Hiến pháp này, Tổng thống có thể triệu tập một cuộc họp các Viện trưởng có liên quan để đi đến một giải pháp.


Điều 45:


Bất kỳ công dân Cộng hòa Trung Hoa đã đủ bốn mươi tuổi có ứng cử cho vị trí Tổng thống hoặc Phó Tổng thống.


Điều 46:


Việc bầu cử Tổng Thống và Phó Tổng thống theo quy định của pháp luật.


Điều 47:


Tổng thống và Phó Tổng thống có nhiệm kỳ sáu năm. Nếu tái cử, họ có thể phục vụ thêm một nhiệm kỳ.


Điều 48:


Vảo ngày nhậm chức, Tổng thống phải tuyên thệ như sau: “Tôi thề một cách trang nghiêm và chân thành trước nhân dân cả nước rằng tôi sẽ chấp hành Hiến pháp, thực hiện nhiệm vụ của tôi một cách trung thực, thúc đẩy phúc lợi của nhân dân, bảo vệ an ninh quốc gia và không phản bội niềm tin của nhân dân. Nếu tôi vi phạm lời tuyên thệ của mình, tôi sẽ chịu sự trừng phạt nghiêm khắc bởi Nhà nước. Đó là lời thề trang trọng của tôi.”


Điều 49:


Trong trường hợp vị trí Tổng thống bị trống, Phó Tổng thống sẽ kế tục cho đến khi hết thời hạn của Tổng thống trước đó. Trong trường cả vị trí Tổng Thống và Phó Tổng Thống đều bị trống, Viện trưởng Viện Hành chính thực thi quyền Tổng thống; và, theo quy định tại Điều 30 của Hiến pháp này, một phiên họp bất thường của Quốc hội được triệu tập để bầu Tổng thống và Phó Tổng thống mới phục vụ trong nhiệm kỳ chưa hoàn thành của Tổng thống. Trong trường hợp Tổng thống, vì bất kỳ nguyên nhân nào, không thể thực thi công vụ của mình, Phó Tổng thống có trách nhiệm thực hiện thay. Trong trường hợp cả Tổng Thống và Phó Tổng Thống đều không thể thực thi công vụ của mình, Viện trưởng Viện Hành chính có trách nhiệm thực hiện thay cho Tổng thống.


Điều 50:


Tổng thống sẽ thôi không thực thi quyền hạn của mình vào ngày hết hạn nhiệm kỳ của mình. Nếu, đến thời điểm đó, Tổng thống tiếp theo chưa được bầu, hoặc nếu Tổng thống đắc cử và Phó Tổng thống đắc cử chưa nhậm chức, Viện trưởng Viện Hành chính có trách nhiệm thực thi quyền Tổng thống.


Điều 51:


Thời hạn Viện trưởng Viện Hành chính thực thi quyền Tổng thống không quá ba tháng.


Điều 52:


Tổng thống, nếu không có việc miễn nhiệm hoặc thôi không còn giữ vị trí, không bị truy tố hình sự trừ khi bị cáo buộc phạm tội nổi loạn hay phản quốc.


CHƯƠNG V: HÀNH CHÍNH


Điều 53:


Viện Hành chính là cơ quan hành chính cao nhất của quốc gia.


Điều 54:


Viện Hành chính có một Viện trưởng, một Phó Viện trưởng, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban và Bộ trưởng không bộ.


Điều 55:


(1) Viện trưởng Viện Hành chính sẽ được đề cử và được bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa, sau khi có sự phê chuẩn của Viện Lập pháp.


(2) Nếu trong thời gian Viện Lập pháp không họp, Viện trưởng Viện Hành chính từ chức hoặc vị trí này bị trống, thẩm quyền sẽ được thực thi bởi Phó Viện trưởng Viện Hành chính. Tuy nhiên, Tổng thống Cộng hòa trong thời hạn 40 ngày sẽ yêu cầu Viện Lập pháp triệu tập một cuộc họp để phê chuẩn đề cử mới vào vị trí. Khi chưa có sự phê chuẩn như vậy, Phó Viện trưởng Viện Hành pháp tạm thời thực hiện nhiệm vụ của Chủ tịch Viện.


Điều 56:


Phó Viện trưởng Viện Hành chính, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban và Bộ trưởng không bộ được Tổng thống Cộng hòa chỉ định, theo đề xuất của Viện trưởng Viện Hành chính.


Điều 57:


Viện Hành chính phải chịu trách nhiệm trước Viện Lập pháp theo các quy định sau đây:


1. Viện Hành chính có nghĩa vụ trình bày trước Viện Lập pháp một bản trình bày các chính sách và một báo cáo về công tác hành chính. Tại kỳ họp của Viện Lập pháp, các thành viên của Viện Lập pháp có quyền chất vấn Chủ tịch Viện Hành chính, các Bộ trưởng, Chủ tịch Ủy ban của Viện Hành chính.


2. Trong trường hợp Viện Lập pháp không đồng ý với bất kỳ chính sách lớn nào của Viện Hành chính, có thể bằng một nghị quyết chính thức, yêu cầu Viện Hành chính thay đổi. Đứng trước với độ phân giải của Viện lập pháp của, các Viện hành có thể, với sự chấp thuận của Chủ tịch nước Cộng hòa, yêu cầu Viện lập pháp xem xét lại nếu. trong thời gian xem xét lại, hai phần ba thành viên của hiện tại Viện lập pháp tại cuộc họp giữ nguyên độ phân giải gốc, Chủ tịch của Viện hành hoặc phải gia nhập các Viện lập pháp của xem hoặc đấu thầu từ chức của ông.


3. Trong trường hợp Viện Hành chính xét thấy một đạo luật, quyết định ngân sách, hay một hiệp ước được thông qua bởi Viện Lập pháp khó thực thi, nó có thể, với sự chấp thuận của Tổng thống Cộng hoà trong vòng 10 ngày từ khi Viện Lập pháp gửi đến, yêu cầu xem xét lại lần thứ hai. Nếu, trong thời gian xem xét lại, 2/3 thành viên của Viện Lập pháp có mặt tại cuộc họp giữ nguyên quyết định gốc, Viện trưởng Viện Hành chính thực hiện theo nghị quyết của Viện Lập pháp hoặc từ chức.


Điều 58:


(1) Tại Viện Hành chính sẽ có một Hội đồng Viện Hành chính để điều hành, gồm có Tổng thống, Phó Tổng thống, các Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban, Bộ trưởng không bộ, với Tổng thống làm Chủ tịch.


(2) Các dự án luật về ngân sách, về quân luật, đặc xá, tuyên chiến, thỏa thuận hòa bình, các điều ước và những vấn đề quan trọng khác sẽ được gửi đến Viện Lập pháp, cũng như những vấn đề liên quan chung đến nhiều Bộ, ủy ban, sẽ được Tổng thống hoặc Bộ trưởng, Chủ tịch uỷ ban thuộc Viện Hành chính đệ trình lên để Hội đồng Viện Hành chính quyết định.


Điều 59:


Viện Hành chính có nhiệm vụ, ba tháng trước khi bắt đầu mỗi năm tài chính, trình Viện Lập pháp một dự luật ngân sách cho năm tài chính tiếp theo. Điều 60:


Viện Hành chính trong thời hạn bốn tháng sau khi kết thúc mỗi năm tài chính, chịu sự kiểm soát nhân dân tệ một báo cáo tài chính cuối cùng của năm. Điều 61:


Tổ chức của Viện Hành chính theo luật quy định.


CHƯƠNG VI: LẬP PHÁP


Điều 62:


Viện Lập pháp là cơ quan lập pháp tối cao của quốc gia. Cơ quan này bao gồm các thành viên được nhân dân bầu và thực hiện quyền lập pháp nhân danh nhân dân.


Điều 63:


Viện Lập pháp có quyền thông qua các dự án luật về ngân sách, về quân luật, đặc xá, tuyên chiến, thỏa thuận hòa bình, các điều ước và những vấn đề quan trọng khác của Nhà nước.


Điều 64:


(1) Thành viên của Viện Lập pháp được bầu theo quy định sau đây:


- 1. Những người được bầu từ các tỉnh hay đô thị thuộc thẩm quyền trực tiếp của Viện Hành chính được 5 ghế mỗi tỉnh, đô thị có dân số không quá 3.000.000 dân; ở những nơi dân số vượt quá 3.000.000, sẽ thêm một ghế cho mỗi 1.000.000 dân tăng thêm.


- 2. Những người được bầu từ Nội Mông.


- 3. Những người được bầu từ Tây Tạng.


- 4. Những người được bầu bởi các dân tộc ở các vùng biên giới.


- 5. Những người được bầu bởi người dân Trung Quốc cư trú ở nước ngoài.


- 6. Những người được bầu bởi các nhóm nghề nghiệp.


(2) Việc bầu cử của các thành viên của Viện lập pháp và số lượng của những người được bầu theo mục 2 - 6 của khoản trên được quy định bởi pháp luật. Số lượng phụ nữ được bầu theo tất cả các mục của khoản trên theo quy định của pháp luật.


Điều 65:


Các thành viên của Viện Lập pháp làm việc theo nhiệm kỳ 3 năm và có thể được tái cử. Việc bầu cử sẽ được hoàn tất trong vòng ba tháng trước khi hết nhiệm kỳ.


Điều 66:


Viện Lập pháp có một Viện trưởng và một Phó Viện trưởng được bầu trong số thành viên của mình.


Điều 67:


(1) Viện Lập pháp có thể thành lập các ủy ban khác nhau.


(2) Các ủy ban khác nhau của Viện Lập pháp có thể mời các quan chức chính phủ và cá nhân có liên quan trong xã hội tham dự tại các cuộc họp ủy ban để trình bày quan điểm.


Điều 68:


Viện Lập pháp tổ chức hai kỳ họp mỗi năm và sẽ tự mình triệu tập. Kỳ họp đầu tiên được tổ chức từ tháng hai đến cuối tháng và kỳ họp thứ hai từ tháng chín đến hết tháng mười hai. Kỳ họp bất thường có thể kéo dài nếu cần thiết.


Điều 69:


Kỳ họp bất thường của Viện Lập pháp có thể được tổ chức vào một trong các trường hợp sau đây:


1. Theo yêu cầu của Tổng thống Cộng hoà.


2. Theo yêu cầu của hơn 1/4 thành viên của Viện.


Điều 70:


Viện Lập pháp không được đề nghị tăng chi tiêu trong dự toán ngân sách do Viện Hành chính đệ trình.


Điều 71:


Tại cuộc họp của Viện Lập pháp, Chủ tịch của các Viện khác, các Bộ trưởng có liên quan, Chủ tịch ủy ban liên quan có thể có mặt để trình bày quan điểm.


Điều 72:


Dự án luật được thông qua bởi Viện Lập pháp sẽ được chuyển đến Tổng thống Cộng hoà và Viện Hành pháp, trong vòng 10 ngày sau khi nhận được dự án luật sẽ ban hành chúng hoặc có thể xử lý theo quy định của Điều 57 của Hiến pháp này.


Điều 73:


Đại biểu Viện Lập pháp không phải chịu trách nhiệm bên ngoài Viện về ý kiến bày tỏ hoặc phiếu bầu của mình.


Điều 74:


Không đại biểu nào của Viện Lập pháp bị bắt hoặc bị giam giữ khi chưa được phép của Viện Lập pháp, ngoại trừ trong trường hợp phạm tội quả tang, Điều 75:


Không có thành viên nào của Viện Lập pháp được đồng thời giữ một vị trí trong chính phủ.


Điều 76:


Tổ chức Viện Lập pháp theo luật quy định.


CHƯƠNG VII: TƯ PHÁP


Điều 77:


Viện Tư pháp là cơ quan tư pháp cao nhất của quốc gia. Cơ quan này có thẩm quyền xét xử các vụ án dân sự, hình sự, hành chính và kỷ luật công chức.


Điều 78:


Viện Tư pháp có trách nhiệm giải thích Hiến pháp và có thẩm quyền thống nhất việc giải thích luật, pháp lệnh.


Điều 79:


(1) Viện Tư pháp có một Viện trưởng và một Phó Viện trưởng. Viện trưởng và Phó Viện trưởng của Viện Tư pháp được đề cử và, theo xác nhận của Viện Giám sát, được bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa.


(2) Viện Tư pháp sẽ có một số Đại Thẩm phán chịu trách nhiệm về các vấn đề quy định tại Điều 78 của Hiến pháp này. Các thẩm phán được đề cử và, theo xác nhận của Viện Giám sát, được bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hoà.


Điều 80:


Thẩm phán phải vô tư, độc lập, tuân thủ quy định của pháp luật và không chịu bất kỳ sự can thiệp nào.


Điều 81:


Thẩm phán được bổ nhiệm suốt đời. Không thẩm phán nào bị cách chức trừ khi bị án phạm tội hình sự hoặc bị kỷ luật, hoặc bị tuyên bố áp dụng biện pháp ngăn chặn. Không thẩm phán nào, ngoại trừ theo luật định, bị ngưng công việc, thuyên chuyển hoặc bị cắt giảm lương.


Điều 82:


Tổ chức Viện Tư pháp và các cấp khác nhau của tòa án được luật quy định.


CHƯƠNG VIII: KHẢO THÍ


Điều 83:


Viện Khảo thí là cơ quan kiểm tra cao nhất của quốc gia. Cơ quan này có trách nhiệm về các vấn đề liên quan đến kiểm tra, việc làm, đánh giá, thang lương, chuyển đổi, nhiệm kỳ, khen thưởng, trợ cấp cho gia đình của người quá cố, hưu trí và tiền cấp dưỡng tuổi già.


Điều 84:


Viện Khảo thí gồm có một Viện trưởng, một Phó Viện trưởng và một số thành viên. Họ phải được đề cử và, theo xác nhận của Viện Giám sát, chỉ định bởi Tổng thống Cộng hòa.


Điều 85:


Công chức sẽ được lựa chọn thông qua một hệ thống kiểm tra công khai, cạnh tranh ở cấp tỉnh và khu vực, được cố định và các kỳ thi được tổ chức tại các khu vực khác nhau. Không người nào được bổ nhiệm vào một chức vụ công trừ khi anh ta đã thành công qua các cuộc kiểm tra.


Điều 86:


Các bằng cấp sau đây được xác định bằng kiểm tra và sàng lọc bởi Viện Khảo thí theo quy định của pháp luật:


1. Trình độ chuyên môn để trở thành công chức.


2. Trình độ chuyên môn hành nghề trong nghề nghiệp chuyên ngành như kỹ thuật.


Điều 87:


Viện Khảo thí, đối với những vấn đề mà nó có trách nhiệm, trình các dự án luật đến Viện Lập pháp.


Điều 88:


Các thành viên của Viện Khảo thí phải đứng ngoài các đảng phái và thực hiện chức năng của mình một cách độc lập theo pháp luật.


Điều 89:


Việc tổ chức Viện Khảo thí theo luật quy định.


CHƯƠNG IX: GIÁM SÁT


Điều 90:


Viện Giám sát là cơ quan kiểm soát cao nhất của Nhà nước. Cơ quan này thực hiện các quyền phê chuẩn, luận tội, khiển trách và kiểm toán.


Điều 91:


Viện Giám sát bao gồm các thành viên được bầu của Hội đồng cấp tỉnh và thành phố, Hội đồng địa phương của Mông Cổ và Tây Tạng và công dân Trung Quốc cư trú ở nước ngoài. Hạn ngạch của họ sẽ được phân bổ theo quy định sau đây:


1. Năm thành viên cho mỗi tỉnh.


2. Hai thành viên cho mỗi đô thị thuộc thẩm quyền quản lý trực tiếp của Viện Hành chính.


3. Tám thành viên cho Nội Mông.


4. Tám thành viên cho Tây Tạng.


5. Tám thành viên cho công dân Trung Quốc cư trú ở nước ngoài.


Điều 92:


Viện Giám sát có một Viện trưởng và một Phó Viện trưởng được bầu trong số thành viên.


Điều 93:


Viện trưởng làm việc theo nhiệm kỳ sáu năm và có thể được tái cử nếu hội đủ điều kiện.


Điều 94:


Khi thực thi quyền lực của mình theo quy định của Hiến pháp, Viện Giám sát thực thi thông qua phương thức bỏ phiếu đa số các thành viên có mặt tại cuộc họp.


Điều 95:


Khi thực hiện quyền kiểm soát của mình, Viện trưởng có quyền yêu cầu Viện Hành chính, các Bộ và các ủy ban đệ trình cho mình các thông tin cần thiết và tất cả các tài liệu liên quan khác.


Điều 96:


Viện Giám sát khi giám sát công việc của Viện Hành chính, các Bộ và các ủy ban, có thể thành lập một số ủy ban để xem xét tất cả các mặt hoạt động của chúng xem liệu có bất kỳ vi phạm pháp luật hoặc có việc không thực hiện nghĩa vụ.


Điều 97:


(1) Viện Giám sát, trên cơ sở những điều tra và kết luận của các ủy ban của mình, đề xuất biện pháp khắc phục và chuyển đến Viện Hành chính, các Bộ và các uỷ ban có liên quan các yêu cầu về hành động khắc phục.


(2) Trong trường hợp Viện Giám sát xét thấy một công chức chính quyền trung ương hoặc địa phương không thực hiện nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật, có thể đề xuất biện pháp khắc phục hoặc khởi động việc luận tội. Nếu liên quan đến một tội hình sự, vụ việc sẽ được chuyển cho cơ quan tư pháp.


Điều 98:


Luận tội của Viện Giám sát đối với một công chức ở chính quyền trung ương hoặc địa phương phải được lập theo đề nghị của một hoặc nhiều thành viên của Viện Giám sát và quyết định, sau khi xem xét cẩn thận, bởi một ủy ban gồm tối thiểu là 9 thành viên.


Điều 99:


Trong trường hợp luận tội một công chức của Viện Tư pháp hoặc Viện Kháo thí vì không thực thi nghĩa vụ hoặc vi phạm pháp luật, quy định tại các điều 95, 97 và 98 sẽ được áp dụng.


Điều 100:


Thủ tục luận tội khởi xướng bởi Viện Giám sát đối với Tổng thống hoặc Phó Tổng thống được lập theo đề nghị của tối thiểu 1/4 tổng số thành viên của Viện Giám sát và quyết định, sau khi xem xét cẩn thận, bởi đa số của tất cả các thành viên Viện Giám sát. Thủ tục luận tội đó cũng sẽ được chuyển đến Quốc hội.


Điều 101:


Không có thành viên của Viện Giám sát phải chịu trách nhiệm bên ngoài Viện vì ý kiến bày tỏ hoặc phiếu bầu tại Viện.


Điều 102:


Không có thành viên nào của Viện Giám sát, trừ trường hợp phạm tội quả tang, bị bắt hoặc bị giam giữ mà không được phép của Viện Giám sát.


Điều 103:


Không thành viên nào của Viện Giám sát được đồng thời nắm giữ bất kỳ vị trí cơ quan nhà nước hoặc tham gia nghề nghiệp khác.


Điều 104:


Viện Giám sát có một Tổng Kiểm toán được đề cử và, sau khi được phê chuẩn của Viện Lập pháp, bổ nhiệm bởi Tổng thống Cộng hòa.


Điều 105:


Tổng Kiểm toán, trong thời hạn 3 tháng sau khi đệ trình Viện Hành chính báo cáo thu chi cuối cùng, hoàn thành nốt việc kiểm toán theo quy định của pháp luật và đệ trình một báo cáo kiểm toán đến Viện Lập pháp.


Điều 106:


Việc tổ chức Viện Giám sát theo luật quy định.


CHƯƠNG X: THẨM QUYỀN CỦA CHÍNH QUYỀN TRUNG ƯƠNG VÀ ĐỊA PHƯƠNG


Điều 107:


Chính quyền Trung ương sẽ có thẩm quyền lập pháp và hành pháp trong các lĩnh vực sau đây:


- 1. Đối ngoại.


- 2. Quốc phòng và các vấn đề quân sự liên quan đến quốc phòng.


- 3. Luật quốc tịch và các luật hình sự, dân sự và thương mại.


- 4. Tư pháp.


- 5. Hàng không, đường cao tốc quốc gia, đường tàu hỏa sở hữu nhà nước, hàng hải các dịch vụ bưu điện và viễn thông.


- 6. Thuế quốc gia và tài chính Chính quyền Trung ương.


- 7. Phân bổ thuế cấp quốc gia, tỉnh và hạt.


- 8. Các doanh nghiệp nhà nước.


- 9. Hệ thống tiền tệ và ngân hàng Nhà nước.


- 10. Tiêu chuẩn đo đạc và trọng lượng.


- 11. Chính sách đối ngoại.


- 12. Các vấn đề tài chính và kinh tế ảnh hưởng đến nước ngoài hoặc người nước ngoài.


- 13. Các vấn đề khác của Chính quyền Trung ương theo Hiến pháp quy định.


Điều 108:


(1) Chính quyển Trung ương có thẩm quyền hành pháp và lập pháp liên quan đến các vấn đề sau đây, tuy vậy, cũng ủy quyền cho chính quyền cấp tỉnh và hạt thực hiện:


- 1. Các nguyên tắc chung tự quản tỉnh và hạt.


- 2. Xác lập khu vực hành chính.


- 3. Rừng, công nghiệp, mỏ và thương mại.


- 4. Hệ thống giáo dục.


- 5. Ngân hàng và thị trường chứng khoán.


- 6. Hàng hải và đánh bắt cá nước sâu.


- 7. Cơ sở hạ tầng.


- 8. Các doanh nghiệp hợp tác.


- 9. Các vùng nước, đất đai, truyền thông và giao thông liên tỉnh.


- 10. Bảo tồn vùng nước, thủy lộ liên tỉnh, nông nghiệp và chăn nuôi gia súc.


- 11. Xếp hạng, quản lý và giám sát công chức trung ương và địa phương.


- 12. Lập pháp liên quan đến đất đai.


- 13. Lập pháp về lao động và các lĩnh vực xã hội.


- 14. Chủ quyền đối với lãnh thổ quan trọng.


- 15. Tiến hành khảo sát và tập hợp dữ liệu về dân số cả nước.


- 16. Dân nhập cư và thu hồi đất đai.


- 17. Hệ thống cảnh sát.


- 18. Hệ thống y tế.


- 19. Cứu trợ thiên tai, lương hưu cho gia đình người tử nạn và trợ cấp thất nghiệp.


- 20. Bảo quản sách cổ, cổ vật, tượng đài cổ có giá trị văn hóa.


(2) Liên quan đến các đồ vật khác nhau nhắc đến ở khoản trên, cấp tỉnh có thể thiết lập các quy tắc và quy định riêng biệt với điều kiện không được trái luật pháp quốc gia.


Điều 109:


(1) Chính quyền cấp tỉnh có thẩm quyền lập pháp và hành pháp trong các vấn đề sau đây, tuy vậy, cũng có thể ủy quyền cho chính quyền cấp huyện thực hiện:


- 1. Giáo dục, y tế, công nghiệp và truyền thông trong tỉnh.


- 2. Quản lý và chuyển nhượng tài sản của tỉnh.


- 3. Quản lý các thành phố trực thuộc thẩm quyền tỉnh.


- 4. Các doanh nghiệp nhà nước của tỉnh.


- 5. Các doanh nghiệp hợp tác của tỉnh.


- 6. Nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn vùng nước, ngư nghiệp và chăn nuôi gia súc và hoạt động công ích của tỉnh.


- 7. Tài chính và thuế của tỉnh.


- 8. Các món nợ của tỉnh.


- 9. Các ngân hàng của tỉnh.


- 10. Quản lý cảnh sát tỉnh.


- 11. Hoạt động nhân đạo và an sinh cộng đồng của tỉnh.


- 12. Các lĩnh vực khác được ủy quyền cho tỉnh phù hợp với cac luật của quốc gia.


(2) Trừ khi luật quy định khác, bất kỳ vấn đề nào đã được nêu trong khoản trên đây, nếu liên quan đến hai hoặc nhiều tỉnh, có thể cùng được thực hiện bởi các tỉnh liên quan.


(3) Trong trường hợp các tỉnh thiếu ngân sách để thực hiện bất kỳ vấn đề nào đã được nêu trong khoản trên, Viện Lập pháp có thể thông qua một nghị quyết để Kho bạc Quốc gia hỗ trợ.


Điều 110:


(1) Chính quyền cấp huyện có thẩm quyền lập pháp và hành pháp trong các lĩnh vực sau đây:


- 1. Bầu cử huyện, giáo dục công cộng, y tế công cộng, công nghiệp và truyền thông.


- 2. Quản lý và sử dụng tài sản của huyện.


- 3. Doanh nghiệp công ích của huyện.


- 4. Hợp tác xã của huyện.


- 5. Nông nghiệp, lâm nghiệp, bảo tồn vùng nước, ngư nghiệp và chăn nuôi gia súc và hoạt động công ích của huyện.


- 6. Tài chính và thuế của huyện.


- 7. Các món nợ của huyện.


- 8. Các ngân hàng của huyện.


- 9. Quản lý cảnh sát huyện.


- 10. Hoạt động nhân đạo và an sinh cộng đồng của huyện.


- 11. Các lĩnh vực khác được ủy quyền cho huyện phù hợp với cac luật quốc gia và các quy định tự quản của tỉnh.


(2) Trừ khi luật quy định khác, bất kỳ vấn đề nào đã được nêu trong khoản trên đây, nếu liên quan đến hai hoặc nhiều huyện, có thể cùng được thực hiện bởi các huyện liên quan.


Điều 111:


Bất kỳ vấn đề nào không được nhắc đến trong các điều 107, 108, 109 và 110, sẽ thuộc thẩm quyền của Chính quyền Trung ương nếu về bản chất có ảnh hưởng phạm vi quốc gia, sẽ thuộc tỉnh nếu ảnh hưởng cấp tỉnh và thuộc huyện nếu ảnh hưởng chỉ phạm vi huyện. Trong trường hợp có tranh châp, vấn đề sẽ do Viện Lập pháp giải quyết.


CHƯƠNG XI: HỆ THỐNG CHÍNH QUYỀN ĐỊA PHƯƠNG


[Mục 1. Tỉnh]


Điều 112:


(1) Một tỉnh có thể triệu tập Hội nghị Đại biểu Tỉnh để thông qua, phù hợp với Các quy tắc chung về Tự trự Tỉnh và huyện, một bộ Quy chế Tự trị Tỉnh, tuy nhiên không được trái Hiến pháp.


(2) Tổ chức Hội nghị Đại biểu Tỉnh và bầu cử các đại biểu sẽ do pháp luật quy định.


Điều 113:


(1) Quy chế Tự trị Tỉnh sẽ bao gồm các điều khoản sau:


- 1. Có một Hội đồng Tỉnh; Các thành viên Hội đồng tỉnh sẽ do dân trong tỉnh bầu ra.


- 2. Có một Ủy ban Tỉnh và Chủ tịch Tỉnh; Chủ tịch Tỉnh do dân trong tỉnh bầu ra.


- 3. Mối quan hệ giữa Tỉnh và các Huyện.


(2) Quyền lập pháp của tỉnh sẽ được thực thi bởi Hội đồng Tỉnh.


Điều 114:


Quy chế Tự trị Tỉnh, sau khi được thông qua, sẽ được đệ trình đến Viện Tư pháp. Nếu Viện Tư pháp thấy bất kỳ phần nào của của Quy chế là trái với hiến pháp, nó sẽ tuyên bố rằng các điều khoản liên quan sẽ không có giá trị và vô hiệu.


Điều 115:


Nếu, trong quá trình áp dụng Quy chế Tự trị Tỉnh, có bất kỳ vấn đề nghiêm trọng nào phát sinh trong việc áp dụng bất kỳ điều khoản nào, Viện Tư pháp trước hết sẽ triệu tập các các bên liên quan để trình bày quan điểm. Sau đó Viện trưởng Viện Hành chính, Viện Lập pháp, Viện Tư pháp, Viện Khảo thí và Viện Giám sát sẽ hình thành nên một hội đồng do Viện trưởng Viện Tư pháp làm Chủ tịch để đề xuất một phương thức giải quyết.


Điều 116:


Các quy chế và quy định trong tỉnh nếu trái với pháp luật quốc gia sẽ không có giá trị và vô hiệu.


Điều 117:


Trong trường hợp nghi ngờ việc một quy chế và quy định cấp tỉnh trái với luật quốc gia, các vấn đề sẽ được giải quyết thông qua sự giải thích của Viện Tư pháp.


Điều 118:


Việc tự trị của Thành phố trực thuộc trung ương dưới sự quản lý trực tiếp của Viện Hành chính sẽ do luật định.


Điều 119:


Hệ thống tự trị của Mông Cổ sẽ do luật định


Điều 120:


Hệ thống tự trị ở Tây Tạng sẽ được bảo đảm.


[Mục 2. Huyện]


Điều 121:


Huyện sẽ thực thi quyền tự chủ.


Điều 122:


Một Huyện có thể triệu tập Hội nghị Đại biểu Huyện để thông qua, phù hợp với Các quy tắc chung về Tự trự Tỉnh và huyện, một bộ Quy chế Tự trị Huyện, tuy nhiên không được trái Hiến pháp và Quy chế Tự trị Tỉnh.


Điều 123:


Nhân dân trong Huyện, phù hợp với pháp luật, thực hiện các quyền sáng kiến và trưng cầu dân ý về các vấn đề liên quan đến tự trị huyện và sẽ thực thi các quyền của họ trong các cuộc bầu cử và bãi miễn Chủ tịch Huyện và các quan chức khác.


Điều 124:


(1) Sẽ có một Hội đồng Huyện. Các thành viên Hội đồng Huyện sẽ do dân trong huyện bầu ra.


(2) Quyền lập pháp của Huyện sẽ được thực thi bởi Hội đồng Huyện.


Điều 125:


Các quy chế và quy định trong tỉnh nếu trái với pháp luật quốc gia hay quy định của tỉnh sẽ không có giá trị và vô hiệu.


Điều 126:


Có một Ủy ban Huyện và Chủ tịch Huyện. Chủ tịch Huyện do dân trong tỉnh bầu ra.


Điều 127:


Chủ tịch Huyện sẽ giải quyết mọi vấn đề liên quan đến tự trị huyện và điều hành các lĩnh vực được Chính quyền Trung ương và Tỉnh.


Điều 128:


Các quy định về Huyện sẽ được áp dụng tương tự đối với Quận.


CHƯƠNG XII: BẦU CỬ, MIỄN NHIỆM, SÁNG KIẾN VÀ TRƯNG CẦU DÂN Ý


Điều 129:


Các cuộc bầu cử khác nhau như nêu trong Hiến pháp này, trừ khi có quy định khác trong Hiến pháp này, sẽ được tổ chức phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.


Điều 130:


Bất kỳ công dân Cộng hòa Trung Hoa nào đã đủ hai mươi tuổi sẽ có quyền bầu cử theo luật định. Trừ khi có quy định khác trong Hiến pháp này hoặc trong luật, bất kỳ công dân nào đã đủ hai mươi ba tuổi sẽ có quyền ứng cử theo luật định.


Điều 131:


Mọi ứng cử viên trong các cuộc bầu cử khác nhau như quy định trong Hiến pháp này sẽ công khai thực hiện các chiến dịch bầu cử.


Điều 132:


Việc đe dọa hoặc dụ dỗ bị nghiêm cấm trong các cuộc bầu cử. Các tranh chấp liên quan đến bầu cử sẽ được tòa án giải quyết.


Điều 133:


Một người đã được bầu có thể bị miễn nhiệm bởi cử tri đoàn của mình theo luật định.


Điều 134:


Trong các cuộc bầu cử, tỷ lệ ứng cử viên trúng cử nhất định sẽ dành cho phụ nữ; các phương thức áp dụng sẽ do luật định.


Điều 135:


Số đại biểu Quốc hội được bầu bởi nhân dân trong một khu vực có lối sống và thói quen đặc biệt, phương pháp bẩu cử sẽ do luật định.


Điều 136:


Việc thưc thi quyền sáng kiến lập pháp và trưng cầu dân ý sẽ do luật định.


CHƯƠNG XIII: CÁC CHÍNH SÁCH QUỐC GIA CƠ BẢN


[Mục 1. Quốc phòng]


Điều 137:


(1) Mục tiêu quốc phòng của Cộng hòa Trung Hoa là bảo đảm an ninh quốc gia và duy trì hòa bình thế giới.


(2) Tổ chức quốc phòng sẽ do luật định.


Điều 138:


Lục quân, Hải quân và Không quân quốc gia sẽ đứng trên các lợi ích cá nhân, khu vực và đảng phái, sẽ trung thành với quốc gia, tôn trọng và bảo vệ nhân dân.


Điều 139:


Không chính đảng nào và không cá nhân nào được sử dụng các lực lượng vũ trang làm công cụ trong việc đấu tranh dành quyền lực chính trị.


Điều 140:


Không người nào đang thực hiện nghĩa vụ quân sự lại đồng thời giữ một chức vụ dân sự.


[Mục 2. Chính sách đối ngoại]


Điều 141:


Chính sách đối ngoại của Cộng hòa Trung Hoa theo tinh thần độc lâp, tự chủ và dựa vào các nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi nhằm thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa các quốc gia, tuân thủ các điều ước và Hiến chương Liên hợp quốc nhằm bảo vệ quyền và lợi ích của công dân Trung Hoa sống ở nước ngoài, củng cố hợp tác quốc tế, thúc đẩy công lý quốc tế và bảo đảm hòa bình thế giới.


[Mục 3. Kinh tế quốc dân]


Điều 142:


Nến kinh tế quốc dân sẽ dựa trên Nguyên tắc Dân sinh và sẽ nỗ lực để bình đẳng hóa quyền về đất đai và các quy định về vốn tư nhân nhằm bảo đảm phân bổ bình đẳng tài nguyên quốc gia và cuộc sống của người dân được đẩy đủ.


Điều 143:


(1) Tất cả đất đai trong giới hạn lãnh thổ Cộng hòa Trung Hoa thuộc về toàn dân, Sở hữu tư nhân về đất đai của người dân theo luật định sẽ được pháp luật bảo đảm và giới hạn. Đất đai thuộc sở hữu tư nhân phải nộp thuế theo giá trị và có thể được chính quyền mua theo đúng giá trị.


(2) Các mỏ khoáng sản trong lòng đất và các tài nguyên tự nhiên có thể được sử dụng vì lợi ích công cộng sẽ thuộc về nhà nước, cho dù sở hữu đất có thể thuộc về tư nhân.


(3) Nhà nước sẽ đánh thuế bổ sung đối với đất đai mà giá trị tăng thêm không phải qua lao động hay bỏ vốn, các lợi nhuận đó sẽ được sử dụng phục vụ quảng đại nhân dân.


(4) Khi phân bổ và điều chỉnh đất đai, Nhà nước sẽ, về nguyên tắc, hỗ trợ nông dân và người sử dụng đồng thời là chủ sở hữu đất và cũng sẽ quy định các lĩnh vực hoạt động thích hợp.


Điều 144:


Các doanh nghiệp về hạ tầng cơ sở và các doanh nghiệp độc quyền khác, về nguyên tắc, do nhà nước điều hành. Trong các trường hợp luật cho phép, chúng có thể do tư nhân điều hành.


Điều 145:


(1) Với sự tôn trọng tài sản tư nhân và các doanh nghiệp tư nhân, Nhà nước sẽ giới hạn bằng luật nếu chúng có khả năng gây tổn hại đến sự phát triển cân bằng của quốc gia và đời sống nhân dân.


(2) Các doanh nghiệp hợp tác sẽ được sự khuyến khích và hỗ trợ từ Nhà nước.


(3) Các doanh nghiệp tư nhân của công dân và nhà đầu tư nước ngoài được khuyến khích, hướng dẫn và bảo vệ bởi Nhà nước.


Điều 146:


Nhà nước, thông qua việc sử dụng các kỹ thuật khoa học, thúc đẩy việc bảo tồn nguồn nước, tăng hiệu quả của đất, phát triển các điều kiện nông nghiệp, các nguồn nông sản và đẩy mạnh công nghiệp hóa nông nghiệp.


Điều 147:


(1) Chính quyền trung ương, nhằm đạt được sự phát triển kinh tế cân bằng tại các tỉnh khác nhau, sẽ mở rộng sự hỗ trợ tài chính đến các tỉnh nghèo và kém hiệu quả nhất.


(2) Chính quyền tỉnh, nhằm đạt được sự phát triển kinh tế cân bằng tại các huyện khác nhau, sẽ mở rộng sự hỗ trợ tài chính đến các huyện nghèo và kém hiệu quả nhất.


Điều 148:


Trong phạm vi lãnh thổ Cộng hòa Trung Hoa, mọi hàng hóa được tự do lưu thông.


Điều 149:


Các cơ quan tài chính sẽ chịu sự quản lý của Nhà nước theo luật định. Điều 150 Nhà nước thiết lập các cơ sở tài chính cho thường dân để giảm bớt tình trạng thất nghiệp.


Điều 151:


Liên quan đến các công dân Trung Hoa đang sống ở nước ngoài, Nhà nước sẽ hỗ trợ và bảo vệ sự phát triển các doanh nghiệp kinh doanh của họ. [Mục 4. An sinh xã hội]


Điều 152:


Nhà nước sẽ cung cấp các cơ hội lao động thích hợp cho những người có khả năng làm việc.


Điều 153:


(1) Nhà nước sẽ thông qua các luật và thực thi các chính sách bảo vệ công nhân và nồn dân để thúc đẩy đời sống và tăng cường các kỹ năng hiệu quả của họ.


(2) Sự bảo vệ đặc biệt được dành cho bà mẹ và trẻ em lao động chân tay, phù hợp với điều kiện tuổi và thể trạng của họ.


Điều 154:


Quản trị và lao động sẽ tuân thủ các nguyên tắc hòa hợp và hợp tác vỉ sự phát triển của các doanh nghiệp hiệu quả. Hòa giải và trọng tài các tranh chấp giữa người lao động và giới chủ sẽ được pháp luật quy định.


Điều 155:


Nhà nước thiết lập một hệ thống bảo hiểm xã hội để thúc đẩy an sinh xã hội. Nhà nước cung cấp sự hỗ trợ thích đáng cho người gia, người khuyết tật mà không có khả năng kiếm sống, các nạn nhân các thảm họa nghiêm trọng.


Điều 156:


Nhà nước, nhằm củng cố sự duy trì và phát triển của quốc gia, bảo vệ người mẹ và thực thi một chính sách thúc đẩy lợi ích của bà mẹ và trẻ em.


Điều 157:


Nhà nước, nhằm tăng cường sức khỏe của quốc dân, thiết lập các dịch vụ để bảo vệ vệ sinh và sức khỏe và một hệ thống chăm sóc sức khỏe.


[Mục 5. Giáo dục và Văn hóa]


Điều 158:


Giáo dục và văn hóa hướng đến phát triển ở mỗi công dân tinh thần dân tộc, tinh thần tự chủ, đạo đức, thể chất khỏe mạnh, kiến thức khoa học và khả năng kiếm sống.


Điều 159:


Mọi công dân đều có cơ hội bình đẳng được hưởng giáo dục.


Điều 160:


(1) Mọi trẻ em tuổi đi học từ 6 đến 12 sẽ được giáo dục tiểu học miễn phí. Các em từ gia đình nghèo sẽ được chính quyền cung cấp sách miễn phí.


(2) Mọi công dân trên độ tuổi đến trường mà chưa được học tiểu học sẽ được giáo dục bổ túc miễn phí và cũng được chính quyền cung cấp sách miến phí.


Điều 161:


Chính quyền các cấp sẽ cung cấp nhiều học bổng để hỗ trợ học sinh có khả năng học tập và tư cách tốt mà thiếu điều kiện tiếp tục học tập tại nhà trường.


Điều 162:


Mọi cơ sở giáo dục và văn hóa công và tư sẽ chịu sự giám sát của Nhà nước theo luật định.


Điều 163:


Nhà nước sẽ lưu ý đến việc cân bằng giáo dục giữa các khu vực khác nhau và sẽ thúc đẩy giáo dục xã hội để nâng cao mức văn hóa của người dân nói chung. Các khoản hỗ trợ từ Ngân sách Quốc gia sẽ được cấp cho các khu vực biên giới và khu vực kinh tế nghèo trong các chi phí liên quan đến văn hóa và giáo dục. Chính quyền Trung ương có thể tự mình điều hành nhiều đơn vị văn hóa và giáo dục tại các khu vực như vậy hoặc cung cấp hỗ trợ về tài chính.


Điều 164:


Các quỹ được dành cho giáo dục, khoa học và văn hóa sẽ, liên quan đến Chính quyền Trung ương, không thấp hơn 15 phần trăm của tổng ngân sách quốc gia; liên quan đến Chính quyền tỉnh, không thấp hơn 20 phần trăm ngân sách tỉnh; liên quan đến chính quyền huyện hoặc quận, không thấp hơn 35 phần trăm của tổng số ngân sách huyện hoặc quận. Các quỹ giáo dục và văn hóa được thiết lập phù hợp với luật pháp, tài sản được bảo vệ.


Điều 165:


Nhà nước sẽ bảo đảm đời sống của những người làm việc trong các ngành giáo dục, khoa học và nghệ thuật, cùng với sự phát triển của kinh tế quốc dân, mức lương của họ được tăng dần.


Điều 166:


Nhà nước khuyến khích các phát minh và sáng chế khoa học và sẽ bảo vệ các tượng đài, di sản có giá trị lịch sử, văn hóa và nghệ thuật.


Điều 167:


Nhà nước sẽ khuyến khích và tài trợ cho các doanh nghiệp hoặc cá nhân sau đây:


1. Các doanh nghiệp giáo dục tư nhân có kết quả xuất sắc.


2. Các doanh nghiệp giáo dục của Hoa Kiều ở hải ngoại có kết quả xuất sắc.


3. Các cá nhân có các phát minh kỹ thuật hoặc về học thuật.


4. Những người công tác trong ngành giáo dục đã có đòng góp lâu dài và hiệu quả.


[Mục 6. Các khu vực biên giới]


Điều 168:


Nhà nước dành cho các nhóm sắc tộc đa dạng ở khu vực biên giới sự bảo vệ pháp luật đối với địa vị và cung cấp trợ giúp đặc biệt đối với chế độ tự quản địa phương của họ.


Điều 169:


Nhà nước, một cách tích cực, thực hiện và bồi dưỡng sự phát triển giáo dục, văn hóa, truyền thông, bảo vệ nguồn nước, y tế, các lĩnh vực kinh tế và xã hội khác giữa các nhóm sắc tộc đa dạng ở khu vực biên giới. Với sự tôn trọng quyền sử dụng đất, Nhà nước, với việc xem xét điều kiện khí hậu, tự nhiên của đất đai, cuộc sống và thói quen của người dân, thông qua các biện pháp để bảo vệ và hỗ trợ phát triển của họ.


CHƯƠNG XIV: THI HÀNH VÀ SỬA ĐỔI HIẾN PHÁP


Điều 170:


Thuật ngữ “luật” trong Hiến pháp này có nghĩa là bất kỳ một dự luật nào đã được thông qua bởi Viện Lập pháp và đã được ban hành bởi Tổng thống Cộng hoà.


Điều 171:


(1) Các luật trái với Hiến pháp là vô hiệu và không có giá trị.


(2) Trường hợp có sự nghi ngờ một đạo luật là trái với Hiến pháp, vấn đề sẽ được giải quyết bằng sự giải thích của Viện Tư pháp.


Điều 172:


Bất cứ pháp lệnh nào trái với Hiến pháp hoặc luật đều là vô hiệu và không có giá trị.


Điều 173:


Hiến pháp phải được giải thích bởi Viện Tư pháp.


Điều 174:


Hiến pháp được sửa đổi theo quy định hoặc là một trong những thủ tục sau đây:


1. Hiến pháp có thể được sửa đổi theo đề nghị của 1/5 tổng số đại biểu Quốc hội và bởi một nghị quyết của 3/4 số đại biểu có mặt tại một cuộc họp có mặt tối thiểu 1/2 của tất cả các đại biểu Quốc hội.


2. Theo đề nghị của 1/4 đại biểu Viện Lập pháp và bởi một nghị quyết của 3/4 số thành viên có mặt tại một cuộc họp của tối thiểu 3/4 tất cả các đại biểu của Viện, một sửa đổi có thể được đưa ra và đệ trình lên Quốc hội bằng phương thức trưng cầu. Một đề nghị sửa đổi Hiến pháp như vậy phải được công bố công khai nửa năm trước khi Quốc hội họp.


Điều 175:


(1) Bất cứ khi nào cần thiết, thủ tục thực thi liên quan đến bất kỳ vấn đề nào được nêu trong Hiến pháp này sẽ được tách biệt theo quy định của pháp luật.


(2) Các thủ tục chuẩn bị cho việc thi hành Hiến pháp này được thông qua bằng một nghị quyết của Quốc hội đã soạn thảo Hiến pháp này.
Previous
Next Post »

Link